Nhận thấy đây là một vấn đề lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn với bạn, giữa thầy với trò, đến kết quả học tập, đến môi trường lành mạnh không bạo lực, không trầm cảm, không phẫn nộ nơi trường học, hai bạn học sinh lớp 8B3 là Đỗ Nhật Minh, Nguyễn Phúc Thành, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Phạm Thị Thủy, dạy môn Ngữ văn của lớp đã tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học, lĩnh vực hành vi: Một số giải pháp quản lí cảm xúc tiêu cực của học sinh tại trường THCS Đà Nẵng.
Tại trường THCS Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, việc giáo dục giúp hình thành kĩ năng quản lí cảm xúc của học sinh đã được nhà trường rất quan tâm và chỉ đạo sát sao. Nội dung được giảng dạy lồng ghép trong chương trình của một số môn văn hóa như Ngữ văn, GDCD, Địa lý, Sinh học…. hay học tập trong tiết học NGLL, KNS và đặc biệt được tổ chức trong các buổi tọa đàm chia sẻ, hỏi đáp, tư vấn trực tiếp. Trong tiết KNS các tổ chức giáo dục, tâm lý có chương trình cụ thể, phù hợp với mỗi khối lớp và phù hợp với bậc học THCS.
Việc tổ chức các hoạt động tập thể như thành lập các CLB, các phong trào thi đua, các tiết NGLL, các buổi tọa đàm về giải pháp QLCX tiêu cực, các buổi đi trải nghiệm thực tế…. đã giúp học sinh có một môi trường học tập rèn luyện đạo đức vô cùng tuyệt vời. HS không còn hay nổi giận với bạn bè, không còn cảm thấy tự ti mặc cảm hay xấu hổ khi đứng trước đám đông, không còn khó chịu mệt mỏi mỗi khi bài vở quá nhiều, không còn khép kín bản thân nữa. Thay vào đó HS thấy yêu trường, mến bạn hơn, thấy tự tin vào mình, mạnh dạn nêu chính kiến, có trách nhiệm với bản thân,với công việc được giao. Qua các hoạt động học tập, sinh hoạt chủ đề HS thấy việc có kĩ năng quản lí cảm xúc tiêu cực thật sự hữu ích. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành quan sát, ghi lại một số hoạt động ngoại khóa nổi bật của nhà trường, của các lớp trong thời gian tiến hành nghiên cứu dự án. Chắc chắn rằng, khi yêu thương được lan tỏa, khi lớp học chỉ còn niềm vui hạnh phúc, khi bạn bè bên nhau là động viên, là thấu hiểu thì bạo lực học đường không còn, việc học sinh bị trầm cảm dẫn đến tự làm tổn thương chính mình sẽ không còn nữa!
Bài thi " Một số giải pháp tăng cường cảm xúc tích cực của học tại trường THCS Đà Nẵng" đã đạt điểm cao nhất trong cuộc thi KHKT cấp Quận